Nhắc đến Nhật Bản nhiều du khách gần xa sẽ nhớ đến những nét đẹp độc đáo trong văn hoá, lịch sử như tinh thần võ sĩ đạo Samurai, phong cảnh núi tuyết Phú sĩ, suối nước nóng,… Một trong số đó có văn hóa trà đạo nhật bản – văn hoá trong mỗi tách trà. Trong bài viết dưới đây, Năm Châu IMS sẽ giới thiệu đến bạn đọc văn hoá trà đạo của xứ hoa anh đào.
Thưởng trà mang vẻ đẹp tao nhã của
đất nước mặt trời mọc, và nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia khác.
1. Lịch sử văn hóa trà đạo nhật bản
Lịch sử của văn hoá trà đạo của đất nước mặt trời mọc bắt đầu từ thế kỉ 12, trong một lần sang Trung Quốc để tham gia khoá học về đạo, cao tăng người Nhật là Eisai đã phát hiện ra. Sau khi trở về quê nhà, cao tăng đã mang theo một loại bột mà xanh, gọi là Matcha, và túi hạt giống của cây trà để trồng tại chùa. Thứ trà này ban đầu được dùng để chữa bệnh, sau dần trở thành thứ thức uống xa xỉ của giới thượng lưu Nhật Bản.
Theo dòng chảy của thời gian, thưởng thức trà đạo đã trở thành một nét văn hoá ẩm thực không thể thiếu trong đời sống người dân Nhật Bản. Bởi lẽ trà là loại thức uống giúp thư giãn tâm hồn cùng mùi thơm đặc trưng, hương vị không thể trộn lẫn. Đặc biệt, người Nhật đã nâng tầm trà thành một bộ môn đầy lôi cuốn, kết hợp với tinh thần thiền của giáo lý Phật giáo để cải tiến, nâng cao nghệ thuật thưởng trà.
2. Các loại trà người Nhật thường sử dụng
Trong bộ môn thưởng thức trà đạo Nhật Bản, người dân xứ hoa anh đào thường sử dụng 10 loại trà khác nhau. Những loại trà này đều có những đặc trưng và hương vị đặc biệt. Chúng ta có thể kể đến các loại sau:
2.1. Sencha, Houjicha – Được dùng trong cuộc sống hàng ngày
+Sencha: Thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, chiếm hơn 80% tổng sản lượng trà của Nhật, thường được sấy ngay sau khi hái, màu sắc tươi sáng
+ Houjicha: Lá trà Sencha khi sấy ở nhiệt độ cao sẽ cho ra sản phẩm là Houjicha (có màu nâu), mùi thơm mát, vị thanh ngọt được nhiều người yêu thích
2.2. Matcha + Gyokuro, 2 vị trà đặc biệt của Nhật
Matcha: Được hấp rồi sấy khô sau khi hái, tiếp đến bỏ cuống và gân lá rồi nghiền thành bột, người Nhật chỉ thưởng thức trà Matcha vào những dịp đặc biệt.
Khí hậu Nhật Bản ảnh hưởng khá nhiều đến hương vị, màu sắc của trà.
Gyokuro: Loại trà cao cấp, được nuôi trồng bằng phương pháp đặc biệt, có vị chát, giá thành cao
2.3. Bancha + Mecha – Nét đặc biệt trong văn hóa trà đạo nhật bản
Bancha: khi thu hoạch Sencha từ tháng 2 đến hết tháng 5, chồi non là lá trà bắt đầu nhú chính là thời điểm thích hợp để thu hoạch Bancha. Trà được làm từ lá trà tháng 6 gọi là nibancha, tháng 8 là sanbancha, tháng 10 là yonbancha. Bancha có mùi thơm, vị chát, được sử dụng làm thức uống sau bữa ăn bởi công dụng ngừa sâu răng và ngăn hôi miệng
Mecha: đây là loại trà thượng hạng nhất, được yêu thích nhất trong các loại trà phổ biết ở Nhật Bản bởi vị ngọt đậm đà, hương thơm đặc trưng lôi cuốn người dùng
Genmaicha: là loại trà rất được yêu thích bởi người già và trẻ nhỏ do trong Genmaicha chứa ít cafein.
2.4. Kukicha, Tâm-ryokucha
Kukicha: hương vụ của loại trà này đem đến cho người thưởng thức nhiều trải nghiệm thú vị bởi nó có vị ngọt thanh, hương thơm thoang thoảng dịu mát.
Tâm-ryokucha: phương thức chế biến của loại trà này khá đặc biệt và kì công, có vị chát, nhẹ dịu, khi uống cần sự tỉ mỉ, chau chuốt từ người pha trà.
3. Một số lưu ý khi thưởng thức trà đạo
Khi thưởng thức trà đạo của Nhật Bản, mọi người cần lưu ý một số quy tắc sau đây: Không nên đeo trang sức kim loại và đồng hồ; phụ nữ không nên mặc váy, đàn ông nên đi tất trắng; không bên sử dụng nước hoa có mùi quá nồng. Cần tránh và tuân thủ những điều này để tránh gây mất lịch sự khi thưởng trà.
Vài lưu ý khi thưởng thức trà đạo của Nhật Bản: Nên xoay bát trà theo kim đồng hồ, lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát, tay phải chạm vào bát và bắt đầu thưởng thức. Khi uống cần tập trung vào bát trà thay vì mất tập trung, nhìn sang xung quanh. Khi uống xong, bạn nên xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà. Đây được xem là cách giao tiếp, trò chuyện với nghệ nhân.
Kết thúc việc thưởng trà: Nếu bạn uống trà pha loãng, bạn phải uống hết, rồi lau cạnh bát khi đã uống xong. Còn nếu đó là trà pha đặc, bạn không cần uống hết, khi lau chỉ cần sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ.
Hi vọng qua bài chia sẻ này, bạn đã phần nào hiểu hơn về văn hóa trà đạo nhật bản: nguồn gốc, lá trà được sử dụng phổ biến và các quy tắc cơ bản khi thưởng thức. Đây chính là sức hút đặc biệt của bộ môn trà đạo Nhật Bản: vừa kì công vừa thể hiện được nét đẹp trong văn hoá trà đạo đến từ xứ sở mặt trời mọc này.