Vị trí địa lý Nhật Bản có những thuận lợi và khó khăn gì?


22/06/2022
Có phải bạn đang quan tâm đến vị trí địa lý nhật bản? Nhật Bản là một quốc đảo, bốn bề tiếp giáp với biển, tài nguyên nghèo nàn và từng trải qua những thăng trầm, biến động của thời đại. Nhưng thay vào đó, người dân xứ mặt trời mọc đã vận dụng những địa điểm vị trí địa lý này để phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Hãy cùng Nam Chau IMS tìm hiểu về vị trí địa lý, địa hình của đất nước xinh đẹp này nhé!
 
 
Khi tìm hiểu về đất nước Nhật Bản bạn nên biết vị trí, địa lý và địa hình của quốc gia này.
 

1.Vị trí địa lý Nhật Bản

1.1. Vị trí của Nhật Bản trên bản đồ

 
Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, thuộc phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn quần đảo độc lập hợp thành, bao gồm các quần đảo: Kuril, Nhật Bản, Ryukyu, Izu-Ogasawara. 
 
Nhật Bản là một quốc đảo, bốn bề tiếp giáp với biển chứ không phải một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào khác. Các quốc gia lân cận ở vùng biển giáp Nhật Bản bao gồm: Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc.
 

1.2. Xác định vị trí của Nhật Bản trên bản đồ vệ tinh 

 
Điểm cực Đông: 24°16′59″B 153°59′11″Đ
Điểm cực Tây: 24°26′58″B 122°56′1″Đ
Điểm cực Bắc: 45°33′21″B 148°45′14″Đ
Điểm cực Nam: 20°25′31″B 136°04′11″Đ
 

1.3. Diện tích 

 
+ Trên đất liền: 377906,97 km², lớn thứ 60 trên thế giới.
+ Lãnh hải: 3091 km2.
 

2. Đặc điểm địa lý Nhật Bản 

 

2.1. Đặc điểm địa hình Nhật Bản

 
Địa hình Nhật Bản đa phần là núi (chiếm ~80%). Chính vì vậy, người dân nơi đây gặp một số khó khăn trong sản xuất nông-công nghiệp và tìm nơi cư trú. Đặc biệt, khi nhắc tới Nhật Bản, nhiều du khách sẽ nhắc đến núi lửa với những đỉnh núi cao trên 3000 mét, tiêu biểu nhất là núi Phú Sĩ, một trong những địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước ở Nhật Bản. Và điều này có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của Nhật.
 
Đan xen giữa núi đồi là các cao nguyên và bồn địa. Trải dài trên lãnh thổ của Nhật Bản là các thác nước, sông, suối và hồ. Ở Nhật xuất hiện rất nhiều suối nước nóng đang hoạt động. Hằng năm thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến đây nghỉ dưỡng.
 

2.2. Đặc điểm vị trí địa lý nhật bản

 
Tại lãnh hải, Nhật Bản có vùng đặc quyền kinh tế với đường viền danh nghĩa cách bờ biển 200 hải lý. Nhưng trên thực tế ở các vùng biển Nhật Bản và biển Đông Hải thì phạm vi sẽ hẹp hơn nhiều do đây là các vùng biển chung.
 

2.3. Bốn đảo lớn của Nhật Bản

 
Nhật Bản được cấu tạo từ bốn đảo chính, bao gồm: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu.
Bốn đảo này đều có những đặc điểm khí hậu, kinh tế và văn hoá khác nhau như sau:
 
- Hokkaido: Đa phần bao phủ bởi diện tích rừng khá lớn, dân cư còn khá thưa thớt, các trung tâm công nghiệp lớn có thể kể đến Sapporo, Muroran.
 
- Honshu: Đây là đảo có diện tích lớn, dân cư đông đúc và nền kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phía nam; các trung tâm công nghiệp lớn có thể kể đến Tokyo, Yokohama, Kyoto, Nagoya, Osaka và Konbe.
 
- Kyushu: Nơi đây phát triển mạnh về công nghiệp nặng, đặc biệt về khai thác than và thép, các trung tâm công nghiệp lớn có thể kể đến Fukuoka, Nagasaki.
 
- Shikoku: Tại đây, ngành nghề liên quan đến nông nghiệp đóng vai trò chính trong sự phát triển kinh tế. 
 

2.4. Chín vùng địa lý của Nhật Bản

 
Chín vùng địa lý trọng điểm tại Nhật Bản có thể kể đến: Hokkaido, Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki, Chugoku, Shikoku, kyushu, Ryukyu. Các vùng này đều bị ảnh hưởng khá nhiều bởi các cơn bão, động đất, sóng thần.
 

2.5. Hệ thống sông ngòi của Nhật Bản 

 
Hệ thống sông ngòi của Nhật Bản rất đa dạng. Những con sông được hình thành từ các hòn núi hẹp, có độ dốc rất cao. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng có rất nhiều hồ. Tất cả đều tạo nên cảnh quan tuyệt mĩ cho xứ sở hoa anh đào.
 

2.6. Khí hậu và thời tiết

 
Địa hình lãnh thổ Nhật Bản kéo dài 25 độ vĩ tuyến. Vì vậy, khí hậu của Nhật Bản cũng phức tạp và phân theo từng vùng khác nhau. Về cơ bản, khí hậu Nhật Bản vẫn được phân theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Vị trí địa lý Nhật Bản cũng ảnh hưởng nhiều đến khí hậu, thời tiết…
 

2.7. Nhật Bản tiếp giáp với nước nào

 
Nhật Bản tiếp giáp các nước như: Nhật Bản không tiếp giá với lãnh thổ, hay quốc gia nào trên đất liền. Bao Quanh Nhật Bản là đại dương, biển, đồi núi. Vì tiếp giáp với biển nên khoáng sản Nhật Bản không có nhiều. Phía Đông Nhật Bản tiếp giáp với biển, đồi núi. Vậy Biển nào có vị trí ở phía Tây Nhật Bản? Đó là biển Đông Hải.
 

3. Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý Nhật Bán

 

3.1. Thuận lợi

 
- Bốn bề tiếp giáp với biển sẽ tạo ra nguồn thuỷ hải sản phong phú và đa dạng, đẩy mạnh ngành nghề liên quan đến đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản
- Có nhiều đảo giúp tạo tiền đề cho du lịch 
- Tiếp giáp các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới giúp giao lưu kinh tế và phát triển nguồn lao động dồi dào
- Phát triển hệ thống giao thông vận tải trên biển và cảng biển.
- Khí hậu ôn đới ở miền Bắc và cận nhiệt ở miền Nam tạo nên khí hậu đa dạng, thuận lợi để phát triển ngành du lịch
 

3.2. Khó khăn

 
- Giao thông đường bộ gặp nhiều khó khăn, vất vả
- Thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần thường xuyên xảy ra
- Tài nguyên nghèo nàn
 
Trên đây là những chia sẻ của Năm Châu IMS về vị trí địa lý Nhật Bản tới những người đang có ý định du học hoặc tham gia xuất khẩu lao động. Khi tìm hiểu chi tiết về vị trí địa lý, khí hậu cũng như thuân lợi và khó khăn mà chúng đem lại sẽ giúp cho bạn có kiến thức hữu ích để sinh sống và làm việc tại môi trường mới.