Sự phát triển thần kỳ của Kinh tế Nhật Bản qua các giai đoạn


23/06/2022

Có thể khẳng định Nhật Bản là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực phát triển khoa học công nghệ và kĩ thuật. Hãy cũng Nam Chau IMS tìm hiểu về quá trình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản thông qua các dấu mốc lịch sử quan trọng để có cái nhìn tổng quan nhất về xứ sở hoa anh đào này nhé!

Nền kinh tế của đất nước Nhật Bản phát triển không đồng đều, và hiện tại đang có sự chững lại do ảnh hưởng của dịch covid. Tuy nhiên, Nhật đã bắt đầu mở cửa để đón TTS nước ngoài đến làm việc.

1. Tình hình phát triển Kinh tế Nhật Bản thời Edo

Thời Edo bắt đầu từ năm 1603 và kết thúc vào năm 1868. Đây là thời kì quan trọng đánh dấu sự đẩy mạnh về giao dịch kinh tế và tôn giáo từ các cường quốc phương Tây của Nhật Bản. Trong suốt thời kì này, nền kinh tế phát triển mạnh về đô thị hoá, gia tăng giao thông vận tải hàng hoá, mở rộng thương mại nội địa và thúc đẩy giao thương ra bên ngoài như thương-công nghiệp. Đặc biệt ngành thương mại và xây dựng rất thịnh hành song song cùng với các hệ thống ngân hàng và hiệp hội mậu dịch.

Nhật Bản thời Edo có dân cư đông đúc, tập trung nhiều ở các thành thị có cơ sở hạ tầng phát triển. Chính điều này đã thúc đẩy nền văn minh lúa nước lâu đời ở đất nước này.

Dưới thời Edo, Nhật Bản dần tiếp thu khoa học-công nghệ của phương Tây, phát triển các ngành nghề liên quan đến địa lý, y dược, khoa học tự nhiên, thiên văn học, ngôn ngữ,…

2. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản trong thế chiến I và II

Trong suốt những năm đầu của thế kỉ 20, Nhật Bản tích cự bành trướng sang hải ngoại, chiếm đóng được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn như Triều Tiên và Mãn Châu Lý của Trung Quốc.

Nhờ công cuộc Duy tân thời Minh Trị và việc chiếm được một số thuộc địa, vào trước thế chiến thứ hai, quy mô kinh tế của Nhật Bản đã đạt mức gần xấp xỉ kinh tế của các cường quốc ở châu  Âu. Đến năm 1940, tổng GDP của Nhật Bản đã đạt 192 tỉ USD. Đến tháng 12 năm 1941, thế chiến thứ hai nổ ra, ưu thế nghiêng về phía Nhật.

Nhưng đến năm 1945, các thành phố lớn của Nhật đã ở trong tầm ném bom của đối phương. Phần lớn các ngành công nghiệp Nhật trở thành mục tiêu phá huỷ của quân đội Đồng Minh. Những thành phố trọng điểm như Tokyo, Niigata, Osaka, Hiroshima, Nagasaki bị tàn phá nặng nề.

3. Nền kinh tế nước Nhật phát triển một cách thần kỳ

Sau thế chiến thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng với nhiều vấn đề như năng lượng thiếu, lạm phát nặng nề, số lượng người không có việc làm tăng cao. Để giải quyết cuộc khủng hoảng trên, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện các cuộc cải cách ruộng đất, cải tổ công ty và cải thiện điều kiện làm việc và môi trường sống cho công nhân. Những thay đổi trên tạo điều kiện cho Nhật Bản khôi phục nền kinh tế và chuyển hướng từ Nhà nước quân sự sang Nhà nước hướng phát triển kinh tế.

Nhờ việc áp dụng chính sách hợp lý và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân Nhật Bản, nền kinh tế nước này đã phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí. Nhiều nhà kinh tế thế giới xem đây là giai đoạn phát triển thần kì của nền kinh tế đất nước mặt trời mọc.

Đứng dậy từ đống đổ nát của chiến tranh, Nhật Bản vươn mình mạnh mẽ trở thành một trong những cường quốc kinh tế thế giới. Từ năm 1952-1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật luôn đạt ở mức cao nhất trong các nước tư bản, tăng hơn 20 lần so với các giai đoạn trước. Dù vị trí địa lý Nhật Bản được bao quanh bởi biển, núi và không có nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng điều này ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế.

4. Nền kinh tế của Nhật Bản ở hiện tại (Từ năm 2000 đến nay)

4.1. Thương mại và dịch vụ

Nhật Bản luôn có thế mạnh về thương mại và dịch vụ. Từ năm 1945, ngành nghề liên qua đến thương mại xuất khẩu tăng trưởng đáng kể. Tính tới thời điểm hiện nay lợi nhuận mà Nhật Bản thu được từ xuất khẩu đã lớn hơn chi tiêu cho nhập khẩu và thặng dư thương mại của nước này trong năm 2016 đạt 4070 tỷ yên.

4.2. Công nghiệp

Kinh tế công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng đối với Nhật Bản. Các ngành nghề công nghiệp luôn được chú trọng và phát triển, bao gồm: đóng tàu, điện tử, sản xuất ô tô, đồ gia dụng, kim loại màu. Bước sang thế kỉ 20, nền công nghiệp Nhật Bản liên tục đổi mới, áp dụng những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật tiên tiến bậc nhất vào sản xuất. Các khu công nghiệp lớn ở Nhật Bản có thể kể đến như: Keihin ở Kanto, Hanshin ở Osaka, Setouchi ở Hiroshima,…

4.3. Giao thông vận tải

Địa hình Nhật Bản đa phần là đồi núi nên cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lưu thông và lưu chuyển hàng hoá. Chính phủ xứ mặt trời mọc rất chú trọng và đầu tư mạnh mẽ để phát triển những hệ thống đường sắt, tàu điện hiện đại như Shinkansen và tích cực mở rộng các tuyến đường cao tốc,…

Hy vọng với những thông tin về kinh tế Nhật Bản mà Công ty Năm Châu IMS chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho người lao động. Nếu bạn còn băn khoăn hay cần giải đáp thắc mắc thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline và website. 

https://namchauims.vn/